Sau bài viết hướng dẫn cách bắt ong mật và bắt ong cột điện thì hôm nay chúng tôi tiếp tục chia sẻ tới bạn đọc hai “TUYỆT CHIÊU” bắt ong rừng và bắt ong ruồi đơn giản mà không bị đốt.
Khác với loài ong mật thường làm tổ kín đáo trong trụ điện, hang đá, bộng cây v.v. Với hai giống ong ruồi và ong khoái lại có tập tính của ong làm tổ “lộ thiên”.
Cách bắt ong khoái, kỹ thuật bắt ong rừng
Ong khoái (Apis dorsata) là loài ong mật ở Việt Nam to nhất mà có thể khai thác được mật ong từ tổ của chúng.
Chúng tôi đã gặp được các tổ ong khoái chiều ngang dài tới tận 2.5 m, với lượng mật thu được từ chúng hơn 30 lít mỗi tổ.
Cách tìm ong khoái – tổ ong rừng
Với tập tính loài ong là làm tổ lộ ngoài trời, trên các cành cây lớn, có thể làm tổ ở thấp hoặc trên cao như trên các vách đá, trên các thanh xà gồ bằng gỗ của hiên nhà.
Với loài ong khoái có hành vi làm tổ trên các vách đá cao, lại được chia ra thêm thành một loài mới với tên gọi là ong đá (Apis laboriosa).
Ong đá có kích thước lớn hơn ong khoái, cơ thể chúng có màu đen, kèm sọc trắng ở bụng, và bản tính rất hung dữ.
Đặc điểm đóng tổ của ong khoái thường làm tổ ở trên các cành cây to, chắc chắn, mặt hướng bắc hoặc hướng nam thường trống trải, mặt hướng tây rất kín đáo.
Cành cây có tổ ong khoái thường nghiêng một gốc khoảng từ 350 – 450, độ cao cách mặt đất thấp nhất là 1 m.
Tổ ong rừng
Với một phân họ khác của ong khoái là ong đá, lại không làm tổ trên cây mà có sở thích xây tổ trên các vách đá cao, một vách đá có thể có rất nhiều tổ ong đá.
Đặc điểm phân bố của hai giống ong có phần khác nhau rất nhiều, trong khi ong khoái thì phân bố hầu như khắp nơi tại Việt Nam.
Bạn có thể tìm được các tổ ong khoái rất nhiều ở các tỉnh miền nam Việt Nam, nơi các cánh rừng tràm bạt ngàn của U minh.
Nhưng với giống ong đá lại chỉ phân bố ở khu vực phía tây bắc Việt Nam, sâu trong các cánh rừng già là chủ yếu, và rất khó tìm thấy chúng ở các nơi khác.
Nhưng vì chúng củng thuộc họ ong mật, nên ong khoái và ong đá vẫn mang tập tính của ong mật, đó là thường làm tổ ở nơi có suối, sông, ao, hồ v.v.
Vì tổ ong đông quân, nên lượng ong bay tới các khe suối để uống nước rất nhiều, và rất dễ được phát hiện ra, do kích thước con ong lớn và bay khá chậm so với ong mật.
Biết được những thông tin về tập tính làm tổ của hai loài ong này, các thợ bắt ong rừng sẽ có hai chiến lược tìm tổ ong khác nhau.
Nếu muốn tìm bắt ong khoái, thì họ chỉ tìm trên các cành cây có kích thước lớn, ở nơi có những trảng lớn (thuật ngữ trong nghề ăn ong) và có thể tìm thấy được ở bất cứ đâu trên lãnh thổ Việt Nam.
Còn đối với loài ong đá, chỉ có thể được tìm thấy trên các vách đá ở vùng rừng tây bắc là nhiều, ở các nơi khác rất khó tìm và hầu như chúng không “tồn tại”.
Để tìm kiếm các đàn ong khoái và ong đá, những thợ “săn ong” thường “phục kích” ở các kheo suối vào buổi trưa, đợi những ong thợ đến uống nước. Lần theo hướng bay sẽ dễ dàng tìm ra tổ của chúng.
Tìm hiểu về : https://matonghienthao.com/ chất lượng nhất
Tổng kết
Cho nên, suy nghĩ về việc thuần hóa và tìm ra cách nuôi ong ruồi là một suy nghĩ viễn vong, nếu bạn có thời gian, và muốn làm điều phi thường thì bạn cứ thử sức.