Lời khuyên của chuyên gia

Bạn biết đấy xương trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tương đối mềm. Bởi vậy, nếu trẻ thường xuyên nằm nghiêng về một bên, hoặc nằm sấp, sẽ ảnh hưởng đến xương, thậm chí khiến trẻ bị chậm phát triển hơn bình thường.

Tư thế ngủ khiến bé bị còi xương

Nằm nghiêng bên trái: Khi ngủ trẻ không thể tự ý thức để điều chỉnh tư thế. Đa phần trẻ em đều ngủ nghiêng, tuy nhiên không nên cho bé nghiêng về một bên quá lâu, đặc biệt là bên tay trái.

Tim của chúng ta nằm bên lồng ngực trái, ngủ nghiêng qua trái quá nhiều hoặc lâu có thể gây áp lực lên tim, khiến bé khó thở, ảnh hưởng đến hô hấp và sự phát triển của tim cũng như khung xương ngực. Bên cạnh đó, nằm nghiêng bên trái cũng khiến trẻ khó cử động, tê và mỏi vai, tay trái sau khi thức dậy.

Nằm sấp: Một vài trẻ em thường vô thức nằm sấp khi không có bố mẹ bên cạnh. Tư thế nằm này rất có hại cho sự phát triển thể chất của trẻ. Cũng như nghiêng bên trái, nằm sấp gây áp lực lớn lên tim và nội tạng, khiến bé tức bụng, khó thở thậm chí ngạt thở.

Ở tư thế này, chân của bé luôn ở trạng thái cong lên. Lâu dần sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển xương chân, khiến chân dễ bị cong, vòng kiềng.

Lời khuyên của chuyên gia

Theo các chuyên gia, đối với bé dưới 1 tuổi, cha mẹ nên theo dõi và cho bé thay đổi luân phiên 3 tư thế khi bé ngủ. Khi xung quanh không có người trông coi, cho bé nằm ngửa là an toàn nhất. Khi bé bị bệnh, cơ thể cảm thấy mệt mỏi và các cơ tương đối yếu, cha mẹ cũng nên cho bé nằm ngửa để bé cảm thấy thoải mái.

Nguyên nhân bệnh còi xương ở trẻ em

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh còi xương là do cơ thể bé bị thiếu vitamin D và canxi, hai thành phần quan trọng trong việc tạo xương.

Chúng tôi xin giới thiệu về  : Đới sống 360  chuyên nghiệp nhất hiện nay

Các nguyên nhân gây thiếu vitamin D và canxi là:

  • Trẻ ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhất là trẻ nhỏ trong những tháng mùa đông, trẻ được cha mẹ giữ gìn kỹ quá không cho con ra phơi nắng.
  • Chế độ ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn uống kém sẽ không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, đặc biệt là tình trạng thiếu canxi.
  • Canxi là thành phần có rất nhiều trong sữa và có khả năng hấp thu cao hơn các thực phẩm khác, đặc biệt là trong sữa mẹ. Đối với các trẻ uống sữa ít hơn số lượng chuyên gia khuyến nghị hàng ngày là một trong những nguy cơ khiến cho bé bị mắc bệnh còi xương.
  • Trẻ đến tuổi ăn dặm được cha mẹ cho ăn quá nhiều chất bột đường (glucid), chất đạm (protein) sẽ gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa, khiến cơ thể tăng đào thải canxi theo đường nước tiểu ra ngoài hoặc bữa ăn dặm hàng ngày thiếu hoặc ít dầu mỡ sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin D của trẻ.
  • Phụ nữ trong quá trình mang thai nếu không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là tình trạng thiếu vitamin D, canxi sẽ dẫn đến nguy cơ còi xương ở trẻ em.
  • Ngoài ra, tình trạng trẻ còi xương thường gặp ở: trẻ sinh non, suy dinh dưỡng nagy từ trong bào thai, suy dinh dưỡng, trẻ thường xuyên mắc các bệnh nhiễm khuẩn, trẻ bị rối loạn tiêu hóa diễn ra trong một thời gian dài… Đối với những trẻ này thì cơ thể thường bị thiếu các vi chất dinh dưỡng, bao gồm cả vitamin D và canxi

Phân biệt còi xương và còi cọc

Nhiều người thường có suy nghĩ rằng chỉ có những trẻ suy dinh dưỡng, gầy ốm mới bị còi xương, còn đối với các bé bụ bẫm thì không. Điều này là hoàn toàn không đúng vì còi xương và còi cọc là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau:

  • Trẻ còi cọc: Trẻ bị suy dinh dưỡng, các chỉ số về cân nặng và chiều cao của bé ở dưới mức bình thường, trẻ cũng có khả năng bị còi xương hoặc không.
  • Trẻ còi xương: Hiện tượng này có thể gặp ngay ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm, nhưng cơ thể vẫn thiếu canxi, phospho và/hoặc thiếu vitamin D, do nhu cầu của những bé này cao hơn trẻ bình thường.

Để có thể xác định được chính xác trẻ có bị còi xương dinh dưỡng hay không, bác sĩ sẽ phải dựa trên tiền sử bệnh lý, các dấu hiệu lâm sàng, kết quả từ các xét nghiệm máu: hàm lượng vitamin D và/hoặc canxi trong thấp, và hình ảnh còi xương trên X-Quang.

Hậu quả khi trẻ mắc còi xương

Trẻ bị bệnh còi xương nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể bé sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm hoặc những di chứng ảnh hưởng xấu đến ngoại hình của bé khiến cho trẻ trở nên tự ti, mặc cảm khi trưởng thành.

Một số di chứng của bệnh còi xương phải kể đến là:

  • Lồng ngực bị biến dạng, cong vẹo cột sống, gù, chức năng hô hấp bị giảm
  • Chân tay cong, chân bị vòng kiềng (chữ O) hoặc chân hình chữ bát (chữ X), dị tật răng miệng gây mất thẩm mỹ
  • Khung xương chậu bị hẹp hơn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản sau này
  • Bé bị chậm phát triển chiều cao, tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng thấp còi và ảnh hưởng nhiều đến giống nòi
  • Loãng xương và khả năng cao bị gãy xương khi trưởng thành

Tổng kết

Từ kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, các chuyên gia tại Nutrihome sẽ chỉ định phác đồ điều trị rõ ràng, kết hợp chế độ ăn uống cá thể hóa theo ngày, tuần, tháng với từng trẻ nhằm đảm bảo việc điều trị còi xương cho trẻ hiệu quả, loại bỏ nhanh các dấu hiệu còi xương ở trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *